Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Hai chiến hoàng sa đâu là sự thật....?


Chỉ vì một cuốn Hồi kí mệnh danh là của cựu đại tá HQ VNCH Hà Văn Ngạc thực chất nhiều tình tiết ngạc lấy trong cuốn sách thể giới lên án trung cộng xâm chiếm HS,của cục chiến tranh tâm lý chiến việt nam cộng hòa.
và ngay lập tức thông tin bùng nổ trên mặt báo . Nó bùng nổ đúng thời điểm 40 năm trung quốc xâm chiếm HS nó bùng nổ khi mà giàn khoan trung quốc gây hấn ớ biển đông.nó bùng nổ khi mà ngạc chủ nhân của cuốn sách đã nằm dưới 3 tức đất.
vì vậy Việc minh oan, minh danh hay minh chứng hay đối chất chỉ còn là vô nghĩa. Ai có cãi đi chăng nữa cũng vô ích vì không còn cơ hội vì ngạc đã chết bảy đời rồi.bao nhiêu bài viết giãi mã đều coi như ném vào khoảng không,
Khốn nạn thay cho đám dân chúng người Việt và báo chí từ trong nước đến hải ngoại tha hồ tự sướng các kiểu kế cả các báo đảng cao cấp đều không thể thoát khỏi sự định hướng ban đầu này của Hà Văn Ngạc. Đó là vở kịch được lão ta dựng lên hôm nay có lắm người xem và khen đến thể.
Quay trở lại trận chiến Hoàng Sa 1974 - Uẩn khúc và sự Gian dối chưa được giải mã:
Vì sao HQ10 bị chìm? bị thất thủ, hạm trưởng Ngụy Văn Thà chết tức tưởi mà lại không biết mình chết do cái gì? Tức nhiên do dính đạn rồi nhưng Do tàu Trung Quốc bắn hay do ai bắn. Cái chết của Ngụy Văn Thà có người bảo là mảnh đạn cắt qua nơi cổ, có cái kể lại là đến phút chót chết chìm với tàu... Một số cựu binh nào đó trên hạm HQ10 còn sống thì khai mông lung nhưng không chi tiết hoặc không rõ là chết thế nào.

Và ngay cả tài liệu của Ngụy Minh Sâm - chỉ huy của Trung Quốc kể về huyền thoại chiến thắng Hoàng Sa cũng không nói rõ là HQ10 thực sự bị cái gì mà chết ngủm?
về tống thiệt hại trận đánh:
vào ngày 19-1-1974, Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH lập-tức công-khai phát-thanh hay đưa lên mặt báo về kết-quả trận đánh Hoàng-Sa. Tập tài-liệu tiêu-chuẩn nhan-đề “Thế Giới lên án Trung Cộng Xâm-lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam” tường-trình tổn-thất đôi bên như sau:
VNCH:
1 chiếc chiến-hạm bị hư-hại toàn-diện,
1 chiếc bị hư-hại nặng,
2 chiếc bị hư-hại nhẹ.
74 người hi sinh
Trung-Cộng:
1 chiến-hạm loại Kronstadt bi cháy toàn-diện và đắm chìm
1 chiếc bị trúng đạn hư-hại nặng, phải ủi vào bờ, sau đó nổ tung,
2 chiếc bị hư-hại nặng.
không rõ số lượng
HQ10, thực sự con tàu này mới lâm chiến trong vòng có 10 phút đã rụng????? sau đó 5 phút thì HQ16 cùng tác chiến với HQ10 cũng rụng nốt????? Do HQ5 tặng đạn vào hầm máy
Vậy thì ai giải quyết cục diện chiến trường khiến toàn bộ 4 chiến hạm Trung Quốc trên kia thiệt hại nặng không đỡ nổi như vậy
Ta thứ phân tích trong trận đánh đó nếu HQ10 bị liệt bởi TRUNG QUỐC thì nạn nhân tiếp theo các tàu Trung Quốc phải đổ xô tới là HQ16, vì hai con tàu này cùng cánh với nhau.
nhưng không phải vậy, HQ16 bị thương triệt thoái thì các chiến hạm Trung Quốc phải chuyển mục tiêu sau các tàu còn lại đó chính là HQ4 - trong điều kiện còn sức chiến đấu???? Thế nhưng HQ4 cũng tự triệt thoái. Và kết quả của các tàu Trung Quốc thì nát bươm, muốn nổ máy cũng không được.
còn hq 5 cũng chạy miệt mài chạy không cần nghoảnh lại chạy bỏ cả đồng đội chạy sang tận phi một tháng sau mới mò về.cũng ko trầy một tý vết.
Xâu chuỗi các vấn đề lại, dễ dàng nhìn thấy, với tương quan lực lượng như vậy, và với khả năng chiến đấu của HQ4 tả xung hữu đột như Triệu Vân tại Trường Bản và hiệu suất chiến đấu vậy thì cuộc chiến này rõ ràng có nhiều điều cần phải mở ra lần nữa. Nên nhớ tàu HQ4 của Vũ Hữu San là con tàu cực kì thiện chiến, nói vũ khí trên tàu hỏa lực kém chỉ là bao biện, chớ nó đã từng có thành tích đánh đắm Tàu Không Số trên biển và tham giá bắn phá miền Bắc rồi đấy nhé.
sự việc càng đến lúc càng hài và báo chí vn không thoát khỏi tư duy ban đầu của đám tâm lý chiến vnch.

HQ10 do ai bắn

vậy con HQ10 bị ai bắn...? trong bài báo này nó còn lết về tận đà nẵng cơ mà.
Sau khi các chiến hạm Hải quân trở về Đà Nẵng, một cuộc họp khẩn cấp bắt đầu. Trước tình thế Hoàng Sa bị đe dọa nghiêm trọng, lực lượng Hải quân được quyết định ra Hoàng Sa trấn giữ, các chiến hạm HQ - 4, HQ - 5, HQ - 10, HQ - 16 tiếp tục được sử dụng. Thông báo khẩn cấp được chuyển đi: “Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo".

Các chiến hạm xuất quân thẳng hướng Hoàng Sa. Tàu HQ - 4, HQ - 5, HQ - 10 chạy được chừng hơn 10 hải lý thì được lệnh quay lại cảng Tiên Sa vì bị hư hỏng nặng, lương thực cạn, cơ số đạn không còn đủ để tác chiến, các khẩu đại bác đều có trục trặc.>>>>nếu bài báo này đúng thì con HQ10 ko chìm ớ HS ...?
 —

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

ĐÁM ĐOAN TRANG,TRỊNH HỘI.MẤY ÔNG NHƠN SỸ TRÍ THỨC XA LÔNG :ĐỪNG KIẾM ĂN TRÊN VONG LINH LIỆT SỸ CỦA DÂN TỘC!

Sắp đến sự kiện ngày 17-2 chiến tranh Biên Giới phía Bắc nổ ra, đám zân chủ lại không bỏ lỡ sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam để tấn công chính quyền. Ông Dương Danh Dy từng nói về cuộc chiến này, Việt Nam vì nghĩa lớn nên tạm thời gác lại không nhắc tới chứ không phải vì Việt Nam sợ hãi nên mau chống lãng quên.

Nhân đọc một bài kêu gọi tưởng niệm ngày 17-2 trên blog của nhà zân chủ Đoan Trang (chắc các bạn cũng không xa lạ gì con người này, từng lê lết đi các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế ở các nước để vận động họ chống phá nhà nước Việt Nam). Nhìn bề ngoài thì thấy rằng, việc tưởng niệm sự hi sinh cao cả của những người lính bảo vệ biên cương đất mẹ, là hành động đáng trân trọng, nhưng đọc kỹ ta thấy dụng ý của những kẻ này không hoàn toàn thực tâm “tưởng niệm” mà với ý đồ xấu, với một dự án/sáng kiến mới để nhằm tấn công chính quyền như thường lệ!

- Thứ nhất, Đoan Trang và Trịnh Hữu Long cho rằng “Vì nhiều lý do, họ đã không được tưởng nhớ một cách xứng đáng trong suốt 34 năm qua. Giới trẻ ngày nay thậm chí hầu như không còn khái niệm về năm 1979 và những người lính, có khi cũng trẻ như họ, đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta không được phép để họ bị lãng quên cùng với những ký ức rời rạc của người già.”. Thực tế có đúng như sự MÔ TẢ này?
 (1) Ngay sau khi Trung Quốc rút quân, báo chí ta đã đưa tin về chiến thắng oai hùng này trên các trang đầu báo lớn, đường phố ngập tràn bích trương, băng rôn tuyên truyền về chiến thắng này, các tác phẩm văn học về cuộc chiến được ấn hành, phổ biến. Tiêu biểu như bài báo Nhân dân ngày 20/3/1979 đã có bài “Thêm một chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta: Thắng lợi rất oanh liệt và toàn diện – Đánh bại 600 nghìn quân Trung Quốc xâm lược”


(2) Trong các sách sử phổ thông, khi đề cập đến phần lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước giai đoạn 1975-1979, đều có phần riêng nói về cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc năm 1979


Giáo dục lịch sử bảo vệ đất nước giai đoạn 1975-1979 trong sách giáo khoa Việt Nam
(3) Cuộc chiến này còn được hóa thân vào vô số sách, truyện tranh thiếu nhi để giáo dục cho trẻ em, học sinh về tinh thần chống giặc ngoại xâm, chuyện cảnh giác…

(4) Hằng năm Nhà nước, các cơ quan đoàn thể, nhất là báo quân đội, đơn vị quốc phòng… vẫn kỷ niệm tôn vinh những người con anh dũng đã ngã xuống để bảo vệ biên cương đất Tổ trong cuộc chiến Biên Giới phía Bắc. 
Hằng năm cứ đến những ngày này các cựu binh từng một thời vào sinh ra tử bảo vệ biên cưỡng Tổ quốc vẫn hành hương về nghĩa trang liệt sỹ phía Bắc để thắp cho đồng đội những nén hương những người đã ngã ngã xuống.  Theo lời của một cựu binh (bác có nick FB Thắng Còng) từng bảo vệ biên giới phía bắc thì hằng năm suốt mấy chục năm qua, họ cùng đồng đội vẫn lên các nghĩa trang biên giới phía Bắc để thắp cho các đồng đội những người đã ngã xuống nơi biên cương đất mẹ. 

(5) Google về chủ đề “tuyên truyền chiến tranh Biên giới phía Bắc” sẽ thấy ngập tràn các bài báo kể về sự kiện này, xin trích một số trong những năm gần đây

•  Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 - Chính trị - Xã hội ...
tuoitre.vn/chinh-tri.../bai-hoc-tu-cuoc-chien-bao-ve-bien-gioi-1979.html
18-02-2013 - Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17-2-1979, không .... tuyên truyền nhiều hơn nữa vào những ngày kỷ niệm về cuộc chiến ...
•  Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 1 ...
petrotimes.vn/.../bien-nien-su-kien-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-phia-ba...
4 ngày trước - Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 1) ... bảo vệ biên giới phía bắc; đấu tranh bác bỏ những luận điệu tuyên truyền sai trái, ... Trung Quốc lấy lý do đó để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam.
•  Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 2 ...
www.baomoi.com › Thế giới
3 ngày trước - Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 2) ... đấu bảo vệ biên giới phía bắc; đấu tranh bác bỏ những luận điệu tuyên truyền ... lần lượt chuyển đến bạn đọc Biên niên sự kiện về cuộc chiến tranh này.
•  Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 | Chính trị - Xã ... - Báo Thanh Niên
www.thanhnien.com.vn/pages/.../nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.as...
17-02-2013 - Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột ... giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. ... Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào ...
•  Hình ảnh cho Tuyên truyền về cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới 1979 
•  Sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc - Tạp chí Tia Sáng
tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News...
30-09-2013 - Nói chung, về cơ bản cũng phải tôn trọng sự thật lịch sử. ... Riêng trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, các sách giáo khoa môn Sử cũng như các phương tiện thông tin tuyên truyền khác ... cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung những năm 1979, 1988…


Thứ hai, ngày 17/2 không thể và không nên xem là ngày tưởng niệm Chiến tranh Biên giới. Ngày này là do đám zân chủ, nhân sỹ năm 2013 “phát kiến” ra và đòi chính quyền lấy ngày đó tưởng niệm. Trên thực tế bắt đầu từ ngày 17/2/1979, Trung Quốc kéo quân sang xâm lược Việt Nam nhưng mấy ngàn năm trước đến ngày nay, ở nước Việt cũng như các nơi khác trên thế giới, người ta thường chỉ kỷ niệm những sự kiện tích cực, những sự kiện đem đến niềm vui, bởi vậy dân ta kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên, Điện Biên Phủ trên không, sự kiện ký hiệp định Paris, Đại thắng mùa xuân. Tức là những chiến công hoặc những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt dẫn đến chiến thắng và thằng giặc phải cút khỏi nước ta. Không ai đi "kỷ niệm" ngày thằng giặc đánh mình cả. Nó có nghĩa là ta lấy thằng giặc làm trung tâm và nhân vật chính. Ta kỷ niệm ngày thằng giặc đánh ta. Ta kỷ niệm một hành động của giặc, kỷ niệm hành động đánh ta của giặc. Thay vì kỷ niệm ngày vui chiến thắng của ta. Kỷ niệm hành động của ta, kỷ niệm hành động đuổi giặc của ta. Kỷ niệm sự thắng lợi của ta. Lấy ta làm trung tâm và nhân vật chính. Bởi vậy nếu có ngày tưởng niệm đó, thì có thể chọn ngày 18/3, là ngày mà đoàn quân xâm lược sứt mẻ của Trung Quốc hoàn thành việc rút đại quân ra khỏi Việt Nam, để lại hàng vạn xác đồng đội xâm lăng. Chứ tuyệt đối không phải là ngày 17/2. Đó là tư tưởng của nạn nhân đưa đầu chịu đánh, chứ không phải là tư tưởng của một dân tộc quật cường chống xâm lược và quyết chiến quyết thắng bọn giặc xâm lược.

Tuy nhiên khách quan mà nói, trong cuộc chiến này ta tổn thất lớn, còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm. Xét về khía cạnh này, tôi hoàn toàn nhất trí với TS NGUYỄN MẠNH HÀ, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng) phát biểu trên báo Tuổi trẻ ngày 18/2/2013 trong bài “Bài học từ cuộc chiến bảo vệ Biên giới 1979” có đoạn:

Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17-2 đến 5-3-1979. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt chín năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói VN đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, VN càng ngày càng bất lợi. Chính vì vậy, năm 1988, khi VN chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì VN và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc.
Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.
Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau. 
Chúng ta cần có những sự vinh danh và tri ân các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà đằng đẵng đó. Chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xương máu từ thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, lợi ích các bên đan xen nhau cực kỳ phức tạp. Cần hiểu rõ bạn - thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.


Hiểu sâu sắc lời phát biểu của các học giả như Dương Danh Dy hay TS Nguyễn Mạnh Hà, chúng ta mới thấy rõ ý đồ “thiếu xây dựng” của những kẻ mang danh “đấu tranh dân chủ” kia. 

Còn cơ sở cho đám người này phát động tưởng niệm những liệt sỹ trong cuộc chiến tranh Biên giới Phía Bắc kia dựa trên “nhận định” về việc 34 năm qua những người lính hy sinh trong cuộc chiến này không được quan tâm xứng đáng là từ phía chính quyền hay từ phía những kẻ tự xưng là “đấu tranh zân chủ” kia? Khi đã cùn mài hình thức “đấu tranh”, “kiệt vốn”, thì chúng mới có sáng kiến núp dưới những liệt sỹ này để kích động tư tưởng chống Trung Quốc, qua đó “có cớ” để lên án chính quyền “hèn nhát, tay sai, bán nước…” để duy trì sự tồn tại cho chúng chăng?

Trừ năm 2013, khi mấy vị bauxite, no-u phát minh ra sáng kiến này, còn mấy chục năm trước đó, có ai không thấy các vị zân chủ, nhơn sỹ tri thức ấy đi tưởng niệm, thắp hương cho những liệt sỹ này đâu, mà chỉ có những vị đầu đã lấm chấm muối tiêu hai thứ tóc cùng các đoàn thể ban nghành chính quyền, các bạn sinh viên mà hằng ngày chúng bảo bị cộng sản nhồi sọ cầm hoa và nến hướng dẫn những cựu binh còn may mắn sống sót năm nào lên thắp nén hương cho động đội đã ngã xuống để bảo vệ biên cương đất mẹ? Phải chăng với những nhà zân chủ dường như những cung đường Tây Bắc khó đi, những nghĩa trang liệt sỹ ớ những nơi biên giới xa xôi héo lánh khó lòng kéo chân các nhà zân chủ hay trên đó không đông vui, không gần các đại sứ quán nước ngoài, không có dịp để mà ăn vạ để phô trương khoe mẽ khi công an đụng tới, không được những truyền thông chống cộng chú ý tới… . Đơn giản nhất, là 34 năm qua có thấy các đám zân chủ nào thăm hỏi, động viên các cựu binh ấy sau khi chiến tranh trở về đâu - những cựu chiến binh họ sống đầy ớ HN và rảu rác khắp nước đấy. Hay chúng nó lại bảo rằng đó là trách nhiệm của cộng sản, chúng nó mải đi “tập huấn xã hội dân sự”, “đấu tranh bất bạo động” ở Thái Lan, Philippin hay c ác nước Châu Âu, ở châu Mỹ, làm anh hùng đấu tranh trên bàn phím, nào biết đến những đồng bào, chiến sĩ vẫn ngày đêm bám đất, bám biển giữ từng tấc đất. 


Đấy, cái sự thật đấy, giờ đây, "nhàn cư vi bất thiện" chúng muốn kiếm chác tí danh vọng cho mình,phục vụ cho mưu cầu chính trị của chúng mà chúng sẵn sàng phá hủy cả một nền hòa bình, độc lập, thống nhất, chủ quyền lãnh thổ mà biết bao đời cha ông dựng xây và biết bao lượt cha anh đã đổ máu để giữ gìn. Chắc chúng muốn nhìn cảnh hằng trăm thanh niên tuấn tú dân Việt lên tuyến đầu phía bắc lao mình vào lửa đạn như những năm 79 chúng mới hài lòng.

Linh Nguyễn 

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Đôi lời với tác giả bài viết “30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974” đăng trên VnEpress.net

Vài năm trở lại đây, gần đến những ngày đánh dấu thời gian quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm, báo chí lại "thắp lên ngọn lửa lịch sử" để nhắc nhở người dân Việt về một phần máu thịt Tổ quốc đang chịu cảnh chia lìa, khẳng định Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược đất nước ta. Điều đó là hoàn toàn chính đáng và đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, có vẻ như sự hời hợt trong nghiên cứu, tìm hiểu ngọn ngành sự thực lịch sử bấy giờ cùng tình trạng làm báo "ăn xổi ở thì" của không ít cơ quan báo chí hiện nay dẫn đến công việc ý nghĩa này lại "lợi bất cập hại". Rất nhiều bài báo trong những năm gần đây chỉ tập trung vào khai thác thông tin một chiều từ một vài cựu quân nhân VNCH, như những cuốn hồi ký của họ, rồi mặc nhiên coi đó là sự thật lịch sử để cung cấp cho đông đảo bạn đọc. Thậm chí, không ít bài báo còn cổ súy, kêu gọi việc tôn vinh các "anh hùng" đã hy sinh trong việc bảo vệ (bất thành) Hoàng Sa. Tôi cũng đã tìm đọc khá nhiều thông tin trái chiều từ chính những người đã tham gia trận hải chiến Hoàng Sa này và bằng sự chọn lọc, suy luận và tư duy, tôi tin rằng sự thực lịch sử không được "hoành tráng" như những gì báo chí đăng tải.

Tiêu biểu bài viết “30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974” của tác giả Nguyễn Hùng Cường - giảng viên Đại học Luật HN đã đưa nhiều thông tin, nhận định sai sự thật.

THỨ NHẤT, mở đầu bài báo nêu trên, tác giả viết: “Các thập niên 1950, 1960 và 1970, Hải quân Mỹ thường tân trang chiến hạm cũ từ Chiến tranh thế giới thứ II rồi viện trợ cho đồng minh ở châu Á như Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa, Philippines… Vũ khí, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển của tàu viện trợ đều lỗi thời. Trong khi đó, Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Âu đã trang bị cho hải quân theo quan điểm đổi tiện nghi, trang bị điện tử để lấy ưu thế về tốc độ, vũ khí và dùng những chiến thuyền nhỏ tấn công các chiến hạm lớn”.

Đúng là đối với Mỹ, những chiến hạm cũ hỏa lực kém nhưng đối với VNCH thì những chiến hạm đó rất mạnh, mạnh hơn gấp mấy lần Trung Quốc. Năng lực hải quân Trung Quốc lúc đó thì phải nói tệ hại. Vậy đem những chiến hạm đó đi đánh nhau với quân Trung Quốc lúc đó là vẫn còn chiếm ưu thế hơn hắn.
Theo báo chí Trung Quốc, từ năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon do muốn giành thắng lợi ở cuộc bầu cử, đã quyết định rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Trước khi rút, Nixon đã ra lệnh để lại thiết bị quân sự tối tân cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, coi như chút trách nhiệm cuối cùng dành cho đồng minh thân thiết. Lúc đó hải quân miền Nam Việt Nam được trang bị hơn 10 tàu chiến tối tân của Mỹ với các trang thiết bị vượt xa hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Vì vậy ông Thiệu đã không hề sợ hãi Trung Quốc.

Báo chí đại lục cho rằng từ tháng 8.1973, chính quyền miền Nam Việt Nam đã cử nhiều binh lính tới đóng tại nhiều đảo và rạn san hô của quần đảo Trường Sa. Còn tại quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam Cộng Hòa đóng quân trên hòn đảo có cùng tên gọi (Hoàng Sa).

Mao Trạch Đông sớm phán đoán tình hình trên, nên đầu năm 1972, đã hạ lệnh triệu tập 3 bộ (gồm: Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông) và 4 bên (gồm quân khu Quảng Châu, Hải quân, Cục thông tin Bộ Ngoại giao, Cục Thủy sản Bộ giao thông) cùng nhóm họp để giải quyết vấn đề mà phía Trung Quốc gọi là “phòng bị cho Hoàng Sa”. Tất cả các bộ ngành trên đều có mối liên quan mật thiết tới vấn đề Hoàng Sa.

Mao Trạch Đông đã yêu cầu “phòng ngự Hoàng Sa phải đạt tiêu chuẩn cao, theo kiểu một pháo đài bất khả xâm phạm mình đồng da sắt”. Một quyết định quan trọng trong cuộc họp được đưa ra là việc xây dựng trên đảo Phú Lâm (phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) thuộc Hoàng Sa của Việt Nam cơ sở hạ tầng để có thể đón tàu hàng ngàn tấn và máy bay phản lực, đồng thời huy động 74 đại đội tàu săn ngầm, tàu đổ bộ tới đóng ở đây, để đảo Phú Lâm được xây dựng thành một cứ điểm quan trọng trong quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc cũng phái nhiều ngư dân, dân binh đánh đuổi đội lính Việt Nam ở đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, tới đầu năm 1974, sự việc này vẫn chưa giải quyết xong toàn bộ. Việc điều động 74 đại đội và tấn công Hoàng Sa vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc ngày một già cỗi, cũ kỹ.

Công tác tình báo hải quân cũng bị tác động không nhỏ. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm vốn đặt một trạm tình báo chịu trách nhiệm thu thập, phân tích thông tin tình báo của hải quân miền Nam Việt Nam. Nhưng trạm này đã ngưng hoạt động trong khoảng năm 1970, khiến hải quân Trung Quốc không tài nào nắm bắt được kịp thời hướng hành động của hải quân miền Nam Việt Nam. Công tác chuẩn bị tiền kỳ cho chiến trận của hạm đội tại biển Đông cũng vì vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bị động. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm phải dựa vào lời tường thuật của các ngư dân để tìm hiểu tình hình Hoàng Sa.

Mãi tới ngày 14.1.1974, căn cứ Ngọc Lâm mới lần đầu tiên thu thập được thông tin về tình hình Hoàng Sa thông qua kênh chính thống. Cũng ngày đó, hạm đội Nam Hải nhận được tin báo rằng tàu chiến của quân đội miền Nam Việt Nam đang hoạt động về phía đông ở vịnh Cam Ranh và thành phố Đà Nẵng, có khả năng sẽ tới Hoàng Sa, nên lệnh cho căn cứ Ngọc Lâm tổ chức một chuyến tuần tra Hoàng Sa, cùng các tàu đánh cá đối phó với quân đội miền Nam Việt Nam.

Lúc này, lãnh đạo của căn cứ hải quân Ngọc Lâm và các cấp đang ở Trạm Giang để tham gia hội nghị tập huấn quân sự thường niên của Hạm đội Nam Hải. Chỉ có phó tư lệnh căn cứ Ngọc Lâm là Ngụy Minh Sâm và Hồ Sinh Huy đều ở lại căn cứ. Độ nhạy bén nghề nghiệp đã khiến hai người sớm đánh hơi thấy mùi chiến tranh tiềm ẩn. Vì vậy công tác chuẩn bị đã được triển khai, hai người sớm phân chia trách nhiệm, họ Ngụy sẽ ra biển chỉ huy, họ Hồ sẽ ở nhà giữ căn cứ.

Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232) có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh, thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế, khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy họ Ngụy chỉ còn trong tay 6 tàu săn ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập.

Trung Quốc có 4 tầu rà mìn nhỏ Kronstadt, mỗi tầu dài 49 mét rộng 6 mét 271, 274, 389, 396;2 tầu rà mìn 281, 282; (wiki gọi là tầu chống tầu ngầm, thực chất đây là các tầu rà mìn, choáng nước 390 tấn, mẫu SO-1 Liên Xô và kiểu 037 Trung Quốc). Vũ khí của các " chiến hạm" Kronstad-Class lớn nhất có 2x2=4 nòng 57mm liên thanh, phòng không, đầu đạn 2,8kg. Còn lại là 4 nòng 25mm phòng không, súng cối bắn bom chìm (BMB-2 ASW mortars), bom chìm, giàn phóng bom chìm (ASW rocket launchers), thuỷ lôi.... hoàn toàn không có tác dụng trong cuộc đấu pháo tầu - tầu.

Còn đây là vũ khí chính của VNCH, không tính cái phi đội lớn thứ 3 thế giới, cũng không tính các súng 40mm trở xuống vẫn thừa sức bắn các tầu cá Trung Quốc rất hiệu quả vì bắn liên thanh hay các ngư lôi, cụ thể:

+ Trần Bình Trọng HQ-05. Choáng nước 2.800 tấn. Pháo mũi 127mm nòng trung bình. Súng cối đa năng.Tầu có 10 nòng 40mm liên thanh phòng không, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau.

+ Trần Khánh Dư HQ-04. Tầu khu trục Mỹ lớp Edsall. Choáng nước 1.590 tấn. Tầu có 3 tháp pháo, 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh điều khiển radar - máy tính, 2 nòng 40mm phòng không, 8 nòng 20mm phòng không.

+ Lý Thường Kiệt HQ-16. Như HQ-05.

+ Nhật Tảo HQ-10. Choáng nước 650 tấn, 1 pháo 76mm. 4 nòng 40mm. 6 nòng 20mm.

HQ-10 đắm, HQ-16 hỏng nặng. HQ-4 và HQ-5 hỏng nhưng vẫn chạy được, dông sang Philipines .



THỨ HAI, tác giả cho rằng: Trung Quốc có đủ tất cả lực lượng hải, lục, không quân và tiềm thủy đỉnh (tàu ngầm) túc trực, sẵn sàng tham chiến. Việt Nam Cộng hòa chỉ có chiến đấu cơ tốt nhất là loại F5E, tầm hoạt động ngắn, đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa rồi quay về mà không thể ở lại yểm trợ hoặc chiến đấu. 

Trên thực tế, như đã nói ở trên hải quân Trung Quốc lúc đó rất yếu, không có cửa so với hải quân VNCH. Chính vì thể mà tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không sợ Trung Quốc lúc đó. Còn về máy bay Trung Quốc lúc đó không đủ cự ly tác chiến ra Hoàng sa, vậy không quân Trung Quốc mạnh chỗ nào?

Về máy bay VNCH: Họ có đội máy bay cường kích lớn thứ ba thế giới, chỉ sau hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. Khoảng cách từ Đà Nẵng ra quần đảo Hoàng Sa là khoảng 200 hải lí, tức khoảng 370km, nằm trong tầm tác chiến của hai loại máy bay F-5 và A-37, mà không quân VNCH có hàng trăm chiếc. Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 có bán kính chiến đấu 1.400km, mang được 3.200kg vũ khí gồm tên lửa không đối không và bom, rocket các loại. Máy bay cường kích A-37 có bán kính chiến đấu 740km, mang được 1.230kg bom và rocket. 

Chính phi công NGUYỄN THÀNH TRUNG từng nói “Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó. Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng. 150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”. Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ. Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác. Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!”.

Còn về việc bài báo nói rằng máy bay F5 không đủ tác chiến Hoàng Sa, dưới đây tôi sẽ đem một ít thông số để tác giả tham khảo. VNCH Sài Gòn có 254 máy bay Cessna A-37 Dragonfly chủ yếu là kiểu A-37B dùng máy đẩy J-85-GE-17A. Kiểu này là máy bay lưỡng dụng, vừa huấn luyện vừa cường kích. Kiểu này cũng là kiểu chủ yếu được sản xuất. So với các kiểu A-37 khác thì kiểu này có thêm khả năng mang dầu, bay xa, tiếp dầu trên không. Sau này quân giải phóng mót rác nhai lại được 95 chú. A-37 như là máy bay sản xuất riêng cho Việt Nam, rẻ tiền và hiệu quả với địch không có, hoặc có rất yếu đối không.

Cessna A-37 Dragonfly có:

-Khối lượng rỗng 6.211 lb = 2.817 kg. Khối lượng tối đa 14.000 lb = 6.350 kg. 
-Tầm bay điển hình.
-Tầm tối đa: 800 nm = 920 mi = 1.480 km; 
-Bán kính chiến đấu: 400 nm = 460 mi = 740 km; con số này là mang 4.100 lb = 1.860 kg bom.

VNCH được các đồng minh cấp 158 máy bay F-5A Freedom Fighters, 10 RF-5A 8 F-5B huấn luyện, USA cung thêm bản mới nhất của dòng F-5 là F-5E Tiger II. 
http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fwww.fas.org%2Fprograms%2Fssp%2Fman%2Fuswpns%2Fair%2Ffighter%2Ff5.html&h=xAQFsGHJC

- Khối lượng rỗng: 9.558 lb =4.349 kg
- Khối lượng cất cánh điển hình: 15.745 lb =7.157 kg
- Khối lượng cất cánh tối đa: 24.722 lb =11.214 kg
- Tầm thông thường: 760 nmi = 870 mi = 1,405 km
- Tầm tối đa: 2.010 nmi = 2.310 mi = 3.700 km

Cụ thể
Đời đầu F-5A Freedom Figher

- Tầm tối đa 1387 miles = 2232 km.
- Bán kính chiến đấu với vũ khí tối đa: 195 miles = 313 km
- Bán kính chiến đấu với 2 bom 530-pound: 558 miles = 898.

Đời sau F-5E Tiger II

- Tầm bay tối đa : 1543 miles = 2483 km
- Bán kính chiến đấu với 2 đạn AAM không chiến: 656 miles = 1055.

Căn cứ không quân lớn nhất là Đà Nẵng và hàng loạt căn cứ Miền trung. Vị trí gần trận đánh nhất là Quảng Ngãi , trận đánh xảy ra giới hạn tại khu vực Đá Bông bay, quân Trung Quốc đã chọn vị trí này và không thể đi thêm vì lo chính cái máy bay VNCH, họ sẵn sàng nướng các tầu tiền tiêu này nếu VNCH xuất quân, thành thế giằng co mỗi bên giữ một nửa hoặc bỏ mồi quay về, còn nếu VNCH không xuất quân thì họ lấy trọn quần đảo như đã xảy ra.

Khoảng cách từ Cù Lao Ré là 121 hải lý.

Năm 1974, ngoài F5 chủ lực (tầm bay tối đa 1400/3700 km), VNCH còn có Cessna T-37 Tweet (1500km), và có thể có B57. Trong đó, phòng không của Trung Quốc gần như là con số không, với các súng phòng không từ thời Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ Hai.

Tầu Trung Quốc không dám vào phía Tây và Nam, càng vào gần, khả năng chiến đấu của 300-400 F-5, A-37 càng tăng lên. Nếu như VNCH muốn giữ, họ không tốn nhiều công để chí ít chia đôi quần đảo chờ cãi cọ, hoàn toàn có sức làm hạm quân Tầu phải bỏ cuộc giữ được toàn vẹn quần đảo. 

Thực tế trên là rõ ràng, nhưng sau mấy dòng tranh luận với tác giả bài báo thì ông này cho rằng, nguồn tin của tôi từ cựu đại tá phi công Nguyễn Thành Trùng là không đáng tin cậy. Khi hỏi nguồn tác giả lấy ở đâu thì ông ta bảo là bí mật nội bộ (?). Thiết nghĩ những lời nói của tác giả chỉ có bọn liệt não nó mới tin, và thể là tôi bị tác giả BLOCK facebook!

Nhận định cá nhân, bài báo sử dụng những tư liệu của những sỹ quan VNCH, xào nặn viết bài mà không chịu khó kiểm chứng, thẩm định, đối chiếu các nguồn khác sẽ không phản ảnh đúng bản chất sự việc, gây ngộ nhận cho người đọc. Rất mong tác giả bài viết, cũng những nhà nghiên cứu cần kết hợp nhiều nguồn sử liệu của VNCH với cái nhìn khách quan và thấu đáo, để tránh xảy ra những sai sót hay ngộ nhận, rồi bị lợi dụng thành “phản tác dụng” thì thật HỌA VÔ ĐƠN CHÍ
Linh Nguyễn

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Nguyễn Anh Tuấn (Mạng lưới Blogger Việt Nam): ĐỪNG LẤY GIAN MANH LÀM PHƯƠNG THỨC ĐẤU TRANH





Trong bài viết “ Bộ Công an ngang nhiên vi phạm pháp luật xuất cảnh của Chính phủ Việt Nam”  đăng trên blog của tổ chức này đã xuyên tạc trắng trợn pháp luật Việt Nam làm căn cứ để vu cáo, bịa đặt chính quyền “đàn áp” thành viên của tổ chức này trong việc chưa cho phép một số thành viên của nó xuất cảnh theo yêu cầu của Bộ Công an.

1. Nguyễn Anh Tuấn đã xuyên  tạc tính hợp pháp của văn bản luật là Nghị định do Chính phủ ban hành

Anh ta cho rằng chiểu theo Điều 12 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị nêu rõ “quyền tự do đi lại không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định” và phủ nhận Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ là văn bản luật. Thật tiếc cho một cựu sinh viên Học viên Hành chính quốc gia, chắc chắn đã phải được học về hệ thống văn bản Luật của Nhà nước. Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ “Nghị định của Chính phủ” là thuộc hệ thống văn bản quy pháp pháp luật của Việt Nam. Và nghị định Chính phủ “Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội”. Nghị định của Chính phủ được ban hành phải đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc của việc xây dựng, ban hành văn bản Luật. Điều này không hề mâu thuẫn với hệ thống pháp luật thế giới khi hầu hết các nước xem văn bản quy phạm, tập quán pháp, tiền lệ pháp có giá trị “luật định”.

Việc cho rằng Nghị định 136 là sản phẩm “Thiếu nhận thức về quyền con người, Chính phủ Việt Nam vẫn coi quyền tự do đi lại của công dân là do mình ban phát. Điều này thể hiện rõ trong cách diễn đạt đầy tính chất ‘xin-cho” là sự xuyên tạc pháp luật lố bịch của một người có ăn học tử tế.

2. Xuyên tạc về việc ra quyết định “chưa cho xuất cảnh” trái thẩm quyền.

Nguyễn Anh Tuấn cho rằng quyết định chưa cho xuất cảnh đối với số thành viên MLBVN kia trái thẩm quyền (do công an cấp tỉnh và Cục Quản lý Xuất NHập cảnh) ban hành kỳ thực là sự nhập nhèm, gian dối.

Theo các biên bản về việc chưa được xuất cảnh do chính các thành viên MLBVN đưa lên mạng đều chỉ rõ, các thành viên này chưa được xuất cảnh THEO ĐỀ NGHỊ CỦA BỘ CÔNG AN (đúng thẩm quyền theo Điểm d Khoản 1 Điều 22 Nghị định 136 “ Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.”). Việc chỉ dẫn những cá nhân này liên hệ với cơ quan công an cụ thể để giải quyết khiếu nại, thắc mắc, giải thích lý do chưa cho công dân trên xuất cảnh như Công an TP Hồ Chí Minh, Cục Xuất nhập cảnh hay Cục Bảo vệ Chính trị với địa chỉ rõ ràng, chính xác kia hoàn toàn không thể là “ý đồ trốn tránh trách nhiệm của những người ra quyết định này”. Việc Nguyễn Anh Tuấn xuyên tạc các cấp công an tỉnh, Cục ra quyết định “Chưa được xuất cảnh” là dối trá, bịa đặt ngang nhiên nhằm có cớ xuyên tạc, vu cáo Bộ Công an ra quyết định pháp luật là điều không thể tưởng tượng được của một người được ăn học đàng hoàng, am hiểu pháp luật và có tư cách đạo đức tối thiểu. Hành vi này đáng bị điều tra, xử lý theo tinh thần Điều 88 BLHS


Chưa hề có bất cứ quy định nào yêu cầu “người ra quyết định chưa cho xuất cảnh phải có văn bản thông báo cho công dân bị cấm”. Tại Điều 25 Nghị định trên chỉ yêu cầu “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện người thuộc diện nêu tại Điều 21 và Điều 23 Nghị định này đã có hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đang làm thủ tục để đề nghị cấp giấy tờ đó, có trách nhiệm thông báo kèm theo bằng chứng cụ thể cho các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 22 Nghị định này xem xét, quyết định không cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ngăn chặn người đó xuất cảnh.”. Việc bịa đặt ra quỵ định nêu trên để Nguyễn Anh Tuấn làm cớ để đòi hỏi “cơ sở để xử lý trách nhiệm người đưa ra quyết định trong trường hợp quyết định trái pháp luật” nếu không thuộc sự ẩu thả, kém hiểu biết thì cũng là sự bịa đặt, gian dối nhằm mục đích thóa mạ, bôi nhọ cơ quan công an.

3. Nguyễn Anh Tuấn dựa trên những gian dối, bịa đặt trên để vu cáo chính quyền “chơi trò hai mặt về nhân quyền” hay “không tuân thủ luật pháp do chính nó đặt ra, đặc biệt trong lĩnh vực quyền con người” càng chứng tỏ mục đích chống chính quyền điên dại, thiếu lý trí, bất chấp thủ đoạn của anh ta nhằm cho ra bài viết lừa bịp dư luận, cung cấp thông tin sai lệch cho phương tiện truyền thông, tổ chức nhân quyền quốc tế nhằm bôi nhọ, chống phá Việt Nam.

4. Còn việc xét theo chuẩn mực quốc tế, Điều 12 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị đã nêu quá rõ ràng việc Nhà nước có quyền hạn chế tự do đi lại trên cơ sở “luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác”.

Thêm kênh tham khảo, đối chiếu cho Nguyễn Anh Tuấn và đồng đảng MLBVN nên đọc thêm Luật Hộ chiếu Hoa Kỳ quy định rõ chính quyền có thể từ chối hoặc thu hồi hộ chiếu vì chính sách đối ngoại hoặc các lý do an ninh quốc gia bất cứ lúc nào (Nguồn :http://en.wikipedia.org/wiki/Freedom_of_movement_under_United_States_law). Trên thực tế, Mỹ đã từng không cấp hộ chiếu cho một số người ra nước ngoài nhằm tham dự hoạt động liên quan đến “cộng sản” (the 1948 denial of a passport to U.S. Representative Leo Isacson, who sought to go to Paris to attend a conference as an observer for the American Council for a Democratic Greece, a Communist front organization, because of the group's role in opposing the Greek government in the Greek Civil War.[25][26]
In Kent v. Dulles, 357 U.S. 116 (1958), the United States Secretary of State had refused to issue a passport to an American citizen based on the suspicion that the plaintiff was going abroad to promote communism (personal restrictions/national security).
5. Thật tiếc cho một người ăn học tử tế, từng được thầy cô giáo, bạn bè Học viên Hành chính yêu quý một thời. Sự sa đọa này phải chăng bắt nguồn từ khi Nguyễn Anh Tuấn theo đám Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng tham gia “Mạng lưới Blogger Việt nam” kia, hay anh ta là con người hoàn toàn sống trái lương tâm, sự hiểu biết, kiến thức kể từ khi được các tổ chức chống Việt Nam ở nước ngoài “huấn luyện”, “nhào nặn”?
Võ Khánh Linh